Tức Giận – Nguyên Nhân, Cách Chuyển hóa Và Những Ảo Tưởng

Anh chị có thể thay đổi font chữ cho dễ xem nhé!

Cơn tức giận từ đâu tới?

Mỗi khi giận thường bạn cho rằng chính người kia là thủ phạm khiến bạn giận dữ. Cứ như thể cơn giận trong bạn là của họ đem đến.

Trước khi đọc bạn hãy kiếm góc nào đó một mình để ngẫm thật sâu sắc về bài viết này nhé!

Phần tóm tắt nội dung chính nằm ở nút phía bên phải màn hình khi mọi người lướt smartphone hoặc máy tính bảng nha.

Vì vậy phải trả đũa chứ sao, thà lời chứ không chịu lỗ. Ít nhất là một câu nói cay cú hay một hành động nào đó khiến người kia phải đau điếng thì mới hả dạ.

Nhưng sự thật đắng lòng là bạn càng trả đũa thì cơn giận càng lớn mạnh và khiến bạn càng đuối sức. Bởi vì khi giận năng lượng của bạn tiêu hao sạch. Cơ thể liên tục phóng thích ra adrenalinecortisol làm nhịp tim và hơi thở tăng dồn dập.

Đó là lý do mà có mấy người không kìm được liền đập phá nhà cửa, vợ con. Thậm chí đốt luôn căn nhà.

Như vậy khi giận dữ, bạn sẽ nhìn nhận mọi thứ sai lệch, suy nghĩ không sáng suốt và không kiểm soát nổi hành vi của mình.

Bị lây tức giận khi chứng kiến cha mẹ cãi nhau
Bị lây tức giận khi chứng kiến cha mẹ cãi nhau

Bị lây từ cha mẹ

Dĩ nhiên rồi, bạn có nói lời hay hay dạy con bạn cái gì cũng mặc kệ. Chúng cứ nhìn cách mà bạn “SỐNG” thật sự để hình thành nên bản chất sau này của nó.

Bạn có để ý không? Sự nuông chiềunể trọng cũng rất dễ khiến con bạn có thói quen muốn gì được nấy hay chứng tỏ quyền lực trước mặt mọi người. Vì thế sau này đứa con lớn lên, cái gì không vừa ý là lập tực nổi giận ngay.

Thực ra bản thân người lớn cũng chưa khắc phục được bản tính hơn thua cố hữu. Mày hơn tao, tao phải hơn mày. 

Người lớn còn không biết giải bày sự không hài lòng một cách hiểu biết huống chi con nít.

Con nít giải quyết sự tức giận theo bản năng lâu ngày thì cũng sẽ y như cách cha mẹ nó nóng giận thôi.

Chúng ta lạm dụng tức giận để bảo vệ mình giữa xã hội
Chúng ta lạm dụng tức giận để bảo vệ mình giữa xã hội

Từ xã hội

Định kiến xã hội cho rằng nổi giận là bản năng tự vệ của con người, nhờ nó mà người ta không dám ăn hiếp mình.

Ta còn xem đó là cách để xả cảm xúc mỗi khi phiền toái. Thúy thấy mỗi khi ai đó đang nóng giận, nhìn mặt là biết liền à. Nhiều khi đụng vào là bị nổi giận lây luôn.

Đặc biệt là khi bạn bị người thân của mình giận lây. Không biết bực mình chuyện gì ngoài xã hội, về nhà lại xả lên những người mình yêu thương nhất.

Thúy từng nghe “một giải thích” trời ơi về giận lây. Tại sao bạn có xu hướng bị giận lây những người thân của mình thôi?

Đơn giản là vì người thân của bạn sẽ không đấm vào mặt bạn. Đùa thôi nhưng có lý mà. Người lạ mà bạn tức giận thì người ta cũng đâu quan tâm, nhiều khi cạch mặt bạn luôn.

Thật lòng là hồi nhỏ, Thúy cũng từng bị la vô cớ nên rất hiểu cảm giác này. Giờ đã làm mẹ, nhìn cặp mắt ngây thơ của con khi nhìn mình, Thúy ý thức là mình sẽ không bao giờ để con phải chịu “nỗi oan ức” đó. Kể cả khi Thúy có không hài lòng với chồng, gia đình hay ai đi chăng nữa.

Bản năng con người sinh ra không phải cha mẹ sinh con trời sinh tính mà tất cả phụ thuộc vào mình có dám nhận lỗisửa lỗi hay là không.

Khi tâm bình an thì chuyện hơn thua không còn là vấn đề quan trọng nữa, tâm bình an thì mình sẽ thấy mọi việc xảy ra rất nhẹ nhàng và dường như rất ít nổi giận vô cớ.

Giận dỗi chỉ làm cho mình mệt hơn cơ thể mình gia tăng độc tố hơn. Đối với Thuý cái gì thấy tốt thì làm không tốt thì bỏ qua vậy tức giận hay nổi giận đâu giúp ích gì vậy nên hãy thực sự bình an từ tâm.

Khi bạn nổi giận tức là là bạn đã thất bại với chính bản thân mình.

À ngoài ra Thúy rất thích tìm hiểu về lĩnh vực cải thiện sức khỏe chủ động & detox cơ thể. Nếu bạn đang có bất kỳ triệu chứng nào bên dưới thì hãy tham khảo các bài viết giúp thải độc cơ thể của Thúy nhé. Đặc biệt là THẢI ĐỘC CAFE.

  • Nhiều mụn
  • Táo bón, các vấn đề tiêu hóa
  • Hay mệt mỏi, giận dữ, đau đầu
  • Giảm cân ngoài ý muốn hoặc không thể tăng cân
  • Vòng eo quá khổ

Bạn cũng có thể bấm vào link này để xem toàn bộ công trình nghiên cứu về sức khỏe của Thúy!

OK, tiếp tục nào!

Cách chuyển hóa cơn giận thành lành
Cách chuyển hóa cơn giận thành lành

Cách chuyển hóa cơn tức giận thành lành

Có phải sau mỗi cơn giận, đa số mọi người sẽ hối hận và ray rứt trong lòng vì những phản ứng dại dột, thấp kém của mình?

Nhưng “CÁI TÔI” thật sự trong mỗi người lại quá lớn. Ba chữ “TÔI XIN LỖI” ghi thì dễ nhưng rất khó nói ra.

Rồi cứ dặn lòng sẽ không để cơn tức giận thao túng mình nữa, không một lần nào nữa. Thế nhưng khi gặp phải chuyện trái nghịch, nhất là tổn hại đến quyền lợi hoặc danh dự, là bao nhiêu quyết tâm bay đi đâu hết.

Dù lúc ấy có ai nhắc nhở như cha/mẹ, vợ/chồng, nhiều khi con khóc kế bên cũng gạt ngang, lý trí cũng đứng lặng mà chào thua cảm xúc.

Thất bại triền miên xong ta dần trở nên căm ghét chính bản thân mình. Rồi xong quay qua “ĐỔ THỪA”, tại trời sinh tính, tại cha mẹ dạy dỗ. Trước tiên muốn chuyển hóa cơn giận, bạn phải NGỪNG VIỆN CỚ đã.

Bản chất nuôi dưỡng cơn nóng giận

Thật ra, nếu hạt giống nóng giận trong bạn không được nuôi dưỡng thường xuyên thì nó không đủ sức làm bạn khổ đâu.

Chỉ là bạn vô tình nuôi dưỡng nó từ những điều nhỏ nhặt thường ngày mà không biết. Làm một bài trắc nghiệm tâm lý với Thúy nhé, bạn cảm giác như thế nào nếu:

  • Kẹt xe, tiếng còi xe inh ỏi. Trời thì nóng như đổ lửa, đèn đỏ kéo dài tận 20 giây?
  • Xếp hàng mua đồ. Còn đến 5 người nữa mới đến lượt mình.
  • Gọi điện cho người “thương” mà không nhấc máy?
  • Thức ăn không vừa miệng
  • Hay là một người nào đó đi ngang…quên chào hỏi bạn, còn nhỏ mà hỗn???

Hay những phiền toái do chính bản thân bạn gây ra như:

  • Quên hay mở nhầm chìa khóa
  • Trượt chân cầu thang
  • Tìm mãi không ra quyển sách
  • Tự nhiên nhớ quá khứ đau buồn

Nếu bạn không quan sát và hóa giải bớt những chống đối âm ỉ từ những từ những việc như thế. Rồi tích tụ lâu dần, chỉ cần một hoàn cảnh “không dễ thương” hay một điều gì trái ý nho nhỏ thì “cái tôi” sẽ bị kích động. Nó sẽ nhanh chóng biến thành con giận dữ dội mà bạn cũng không ngờ tới được.

Cách vô hiệu hóa cơn nóng giận

Trong ngắn hạn

Khi phát hiện “nguy hiểm”, bạn hãy nhanh chóng cách ly với đối tượng vừa gây ra cơn tức giận cho bạn. Nhưng để thành công thì bạn nên chia sẻ bài viết này cho tất cả ai là “người thân”, “người thương” của bạn. Bởi vì muốn cách ly an toàn thì đối phương cũng phải chịu “rút quân” mới ổn.

Vì Thúy gặp trường hợp này rồi. Mình cảm thấy bức bối khó chịu, muốn bỏ chạy luôn mà đối tượng cứ tấn công liên tục. Mình nói “tạm ngưng câu chuyện mai nói tiếp” thì đối tượng cho rằng mình “COI THƯỜNG” họ.

Khi thoát được rồi thì tìm một nơi nào đó yên tĩnh hay dạo bước ngoài công viên. Trường hợp bó tay, không thoát được khỏi đối tượng thì ngồi yên đó, KHÔNG mở lời nói thêm một từ nào, cho dù đó là một lời giải thích thỏa đáng.

Nên nhớ, mọi hành vi nếu xảy ra khi bạn nóng giận, thường bạn nhận HẬU QUẢ nhiều hơn KẾT QUẢ.

OK, phải làm gì trong trường hợp mà bạn phải chịu đựng không chạy được?

Hãy cố quên đối tượng đã làm hay nói gì với bạn, tập trung vào hơi thở để làm lắng dịu tâm hồn mình. Nếu bạn có sẵn kỹ năng này, 15 phút sau là bạn vượt khỏi.

Tuy nhiên, khuyến cáo là nếu chỉ ứng dụng phương pháp “hơi thở” này thì bạn cũng không bao giờ hiểu rõ bản chất cơn tức giận của mình. Bạn còn phải tập quan sát và phân tích nguồn cơn hay diễn biến của cơn tức giận nữa.

Và nhớ là rất SAI LẦM nếu bạn nghĩ rằng mình sẽ hết nóng giận ngay lần đầu luyện tập.

Một thói quen đã hình thành trong thời gian dài không thể thay đổi trong một sớm một chiều được.

Vết thương khó lành nếu cứ mãi "giận"
Vết thương khó lành nếu cứ mãi “giận”

Trong dài hạn

Bạn phải bắt đầu tập quan sát cơn tức giận của mình.

Lúc đầu sẽ rất khó để nhận thức được rằng mình đang nóng giận. Sẽ rất khó khăn! Tuy nhiên khi đã quen thì sẽ thấy rất thú vị như xem một bộ phim hành động.

Tìm đúng bản chất của cơn giận, nhận ra kết quả vô thường mà nó mang lại. Bạn sẽ giận ra rằng, giận không giúp bạn giải quyết vấn đề mà nó cho bạn nhiều nếp nhăn hơn.

Thúy thấy chồng mình có cách để “đánh lừa” cơn tức giận rất hiệu quả. Ai cũng có máu nóng trong người, tùy cách chúng ta làm giảm sức mạnh nó đi hay không thôi.

Cũng một loạt những vấn đề trên khiến đa số chúng ta cảm thấy ray rứt khi chạm phải được chồng Thúy giải quyết như sau:

  • Kẹt xe, tiếng còi xe inh ỏi. Trời thì nóng như đổ lửa, đèn đỏ kéo dài tận 20 giây? => Thường chồng Thúy sẽ nghe tiếng anh giao tiếp hoặc tin tức trên đường đi. Lúc trước có nghe nhạc nhưng nhận ra “uổng thời gian” nên bỏ (cách này chống chỉ định người mất tập trung. Chồng Thúy nói khi vừa nghe giao tiếp tiếng anh như vậy thì mình cũng giao tiếp nên đặc biệt tỉnh táo hơn nữa). Nên dẫn đến ý nghĩ rằng, “kẹt ngoài đường” càng lâu thì càng “sướng”. Mà hình như giờ có luật cấm đeo tai nghe rồi, mọi người nên chú ý vấn đề này nha.
  • Xếp hàng mua đồ. Còn đến 5 người nữa mới đến lượt mình. => đi một mình thì đeo tai phone, có người đi chung thì trò chuyện cho quên đi cảm giác đợi.
  • Gọi điện cho người “thương” mà không nhấc máy? => mình phải nghĩ rằng đối phương không phải cố tình không nhất máy, chỉ là đang bận việc gì đó. Lát người ta sẽ tự động gọi lại. Vợ chồng em Thúy quy định rằng nếu thì 3 cuộc gọi nhỡ trở lên là “khẩn cấp”, cần gọi lại ngay.
  • Thức ăn không vừa miệng => chồng Thúy dễ nuôi nên ít khi không vừa miệng lắm. Nhiều khi không vừa thật nhưng cứ NLP là ngon.
  • Hay là một người nào đó đi ngang…quên chào hỏi bạn, còn nhỏ mà hỗn??? => nhà Thúy không ai mắc phải căn bệnh này. Thường thì em Thúy chủ động chào rồi.
  • Delay máy bay => đem theo quyển sách thôi.

Đặc biệt, Jim Rohn còn khuyên ai đi xe hơi thì nên nghe podcast các bài học đấy nhé!

Khi “luyện” những điều phía trên, tự nhiên tâm hồn mọi người trở nên tích cực hơn. Rồi thì mình sẽ nhìn mọi chuyện rắc rối xảy ra với mình một cách tích cực hơn.

Có thương thì đừng giận

Thúy biết có rất nhiều người nghĩ thế này:

“Mình thương nó mình mới giận, mới la. Chứ không thương là bỏ luôn rồi”.

Lạ! Thương mà cứ tra tấn lỗ tai và tâm hồn nhau thế này thì cũng chẳng vui vẻ gì.

Lạ đời cái nữa là bạn có thể mỉm cười thật tươi khi nghe sếp quở trách hay bị đồng nghiệp xỉa móc gì đó. Khi về đến nhà, nếu bất ngờ bị “người thương” nghi ngờ vô cớ hay “lỡ miệng” thì như núi lửa phun trào. Rồi lại biện minh “có thương mới giận”.

Có thương thì đừng giận!
Có thương thì đừng giận!

Chúng ta thường hay nghĩ rằng người dưng nước lã có thế nào thì mặc kệ vì họ không liên quan gì đến ta. Mặt khác, những người sống với ta hàng năm trời, lúc nào cũng tin yêu và sẵn sàng hy sinh vì ta mà “lỡ nghi ngờ vô cớ” thì đó là một sự xúc phạm nặng nề và sẵn sàng tấn công.

Thúy cũng nghĩ đó là lý do mà ông bà ta có câu “khôn nhà dại chợ”.

Ra đường thì như thỏ con, sợ mất lòng người này người kia. Về nhà thì đao to búa lớn với người thân.

Đòi hỏi một người đừng bao giờ có lầm lỡ với ta chỉ vì họ là “người thương” của ta thì đó là ảo tưởng điên rồ nhất trên đời.

Nếu bạn là là một người có hiểu biết & tâm an thì hãy giúp “người thương” của mình tươi tỉnh lại, để họ nhận ra chính mình và cuộc sống màu nhiệm mà họ đang hiện hữu. Chứ lẽ nào ta lại muốn tiếp tục quẳng họ vào cơn thịnh nộ để thiêu đốt tâm hồn họ nhanh hơn.

Trừ phi bạn đang không tự chủ được mình, chứ đừng bao giờ “giả bộ” nổi giận để mong bên kia thức tình và hành động đúng đắn trở lại.

Không ai thích cảm giác nặng nề và khó chịu cả & “tình thương” chính là khắc tinh của bất kỳ cơn giận nào.

Nếu bạn thử tất cả các cách trên mà cơn giận vẫn âm ỉ trong bạn, chỉ trách bạn chưa hiểu hết cái tâm cố chấp và chưa đủ độ lượng của mình. Dù sao đi nữa, hãy cố gắng nhé, đừng bỏ cuộc. Gia đình bạn sẽ rất hạnh phúc khi bạn làm được.

Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết của Thúy. Hãy LIKE & SHARE bài viết này nếu bạn cảm thấy nó có ích cho bạn bè, người thân của mình.

Hãy COMMENT bên dưới hoặc INBOX trực tiếp nếu muốn đóng góp thêm (bài viết này có kết hợp với ý kiến chủ quan của Thúy nên có thể có sai sót).

À nếu không muốn bỏ lỡ bất kỳ một kiến thức có ích nào thì hãy bấm THEO DÕI Nguyễn Thúy Beauty nhé.

Bình luận

By admin

kết nối

Nhận ngay mỗi khi có một nội dung sâu sắc

Nhận miễn phí